Bài thơ Khải hoàn ca

de (Schillerhäuschen), căn nhà gỗ nhỏ (giờ là một bảo tàng) ở ngoại ô Dresden, nơi Schiller viết Khải hoàn ca.

Friedrich Schiller, người đã nhiệt tình kỷ niệm tình huynh đệ và sự đoàn kết của toàn nhân loại, sau này đã thực hiện một số điều chỉnh nhỏ trong bài thơ khi nó được tái bản vào năm 1803, và nó là phiên bản sau này tạo nền móng cho bản giao hưởng nổi tiếng của Beethoven. Mặc cho sự phổ biến của khúc ode sau đó, bản thân Schiller trong quãng đời sau này coi nó như một thất bại, thậm chí còn đi xa hơn, cho rằng nó "xa rời thực tế" và "giá trị đó có thể cho hai chúng ta, nhưng không phải cho cả thế giới, không phải cho nghệ thuật thi ca", trong một bức thư viết vào năm 1800 cho người bạn vong niên và là người bảo trợ cho mình, Christian Gottfried Körner (người mà tình bạn giữa họ là cảm hứng ban đầu để Schiller viết nên khúc ode).

Trong phạm vi những tường thuật đã liệt kê ở trên là đúng sự thật, điều này có thể bắt nguồn từ việc Schiller thay đổi một từ khóa nhằm thoát khỏi nỗi sợ hãi. "Leonard Bernstein nhắc nhở khán giả của mình, bài thơ ban đầu có tựa Tự do ca (Ode to Freedom) và cụm từ 'Joy' (vui mừng, vui sướng) (Freude, thay vì Freiheit (tự do), thêm vào cột trụ thứ ba, Freundschaft) đến như một sự thay thế cho một chủ đề mang tính cởi mở hơn về chính trị."[1]